Kinh nghiệm khởi nghiệp tại Israel

Tọa Đàm: "Kinh Nghiệm Khởi Nghiệp Từ Israel"

  •   Tọa Đàm: "Kinh Nghiệm Khởi Nghiệp Từ Israel"
  •  
     
    Tối 21/9, tại Hà Nội, Đại sứ quán Israel đã tổ chức tọa đàm "Israel’s Guide for Startup" tại UP Co-working Space. 

    Hội thảo có sự tham dự của bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ Israel tại Việt Nam, hai chuyên gia khởi nghiệp đến từ Israel: bà Esther Barak Landes - Nhà sáng lập kiêm CEO của vườn ươm Nielsen Innovate và ông Avi Luvton - Giám đốc Điều hành Chương trình Hợp tác Quốc tế Vụ Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đổi Mới Israel, ông Trần Quang Hưng - đồng sáng lập Không gian làm việc chung UP cùng gần 200 đại diện khởi nghiệp Việt Nam.

    Buổi toạ đàm đã “giải mã” một phần những yếu tố quan trọng để xây dựng một quốc gia khởi nghiệp vững mạnh như Israel, cách áp dụng kinh nghiệm của Israel vào hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam và học hỏi cách đầu tư đối ứng của Chính phủ Israel với doanh nghiệp khởi nghiệp tư nhân.

    Tại tọa đàm, đại diện cộng đồng startup Việt Nam cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi rất thiết thực cho các diễn giả, nhất là vấn đề xây dựng công ty và kêu gọi đầu tư cho startup.

    Để xây dựng “quốc gia khởi nghiệp”, Israel đã có chính sách cấp visa dài hạn cho doanh nhân đến đất nước này với mục đích mở doanh nghiệp. Tại Israel, chỉ có công ty của người Israel sáng lập thì mới được hỗ trợ từ chính phủ, đây là một quyền lợi của người bản xứ.

    “Nếu bạn muốn mở công ty tại Israel, hãy tìm nhà đồng sáng lập là người bản địa để nhận được những ưu đãi và hỗ trợ từ chính phủ như các chính sách về thuế, liên hệ giới thiệu nhà đầu tư để gọi vốn”, bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ Israel tại Việt Nam chia sẻ.

    Được biết, các đơn vị khởi nghiệp tại Israel được chính phủ hỗ trợ rất thiết thực như các không gian làm việc chung, các chương trình làm việc, điều hành. “Các đơn vị khởi nghiệp đem lại rất nhiều cơ hội và tạo nên môi trường khởi nghiệp sáng tạo, bền vững”, bà Esther Barak Landes khẳng định.

    Tại tọa đàm, các diễn giả cũng chia sẻ những kinh nghiệp của bản thân khi khởi nghiệp tại Israel, cũng như đưa ra những lời khuyên bổ ích. Các gia đình và các cặp đôi yêu nhau không nên thành lập công ty cùng nhau. Bởi sau 1 khoảng thời gian, nếu xảy ra trục trặc, một trong hai người sẽ ra đi và nhân lực trong công ty sẽ bị thay đổi rõ rệt, thậm chí dẫn đến nhiều kết quả đáng tiếc.

    “Chính vì vậy, các nhà đầu tư rất cân nhắc và ít khi lựa chọn rót vốn vào một công ty gia đình”, ông Avi Luvton nói. Chuyên gia này cũng đưa ra lời khuyên: “Nếu như bạn đang cần gây quỹ, trừ phi bạn có túi ba gang, đừng lấy tiền túi mà hãy gọi vốn từ bên ngoài”.

    Với kinh nghiệm thực tế, bà Esther Barak Landes đến từ Nielsen Innovate chia sẻ, có những người khi công ty lớn mạnh lên, họ không đủ năng lực để lãnh đạo toàn công ty, nhưng vẫn không từ bỏ vị trí của mình bởi họ không tin người khác.

    “Hãy biết từ bỏ vị trí của mình đúng lúc để thuê một người có chuyên môn tốt hơn bạn trong thời điểm mà công ty cần có sự thay đổi đó. Có những nhà đầu tư chỉ rót vốn nếu công ty có lựa chọn sáng suốt về người lãnh đạo”, chuyên gia đến từ Nielsen Innovate nói.

    "Không bao giờ sợ thất bại", "hãy luôn tiến lên phía trước", "chọn đúng người để tư vấn", "lựa chọn nhà đầu tư khôn ngoan"... là những điều các diễn giả muốn gửi tới cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam.​


    Nguồn: Thế giới và Việt Nam


     
InBản in
  
E-mail to a friend