Ngày 17/5/2015 (28 Iyyar) Israel tổ chức lễ kỷ niệm ngày Jerusalem, đánh dấu sự thống nhất của thủ đô.
Kể từ thời Vua David, trừ 19 năm (từ 1948 đến 1967), luôn có sự hiện diện của những nhóm người Do Thái ở thành phố cổ Jerusalem, thủ đô của Israel. Từ năm 1948 đến năm 1967, phần phía tây của thành phố thuộc về Israel, trong khi phần phía đông nằm dưới quyền kiểm soát của Jordan.
Jerusalem, thủ đô của Israel, được bị chia cắt trong suốt cuộc Chiến tranh giành độc lập 1948, đã được thống nhất vào tháng 6/1967.
"Hòa bình đã trở lại khi chúng ta đã giành được quyền kiểm soát thành phố và các vùng lân cận. Các bạn có thể yên tâm rằng không có ai hay cái gì có thể làm hại tới nơi thiêng liêng này. Tôi đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tôn giáo liên lạc với các nhà lãnh đạo tôn giáo trong thành phố cũ để đảm bảo liên lạc thường xuyên giữa 2 bên và đảm bảo các hoạt động tôn giáo vẫn được tiếp tục. "
- Thủ tướng Levi Eshkol phát biểu, ngày 7/6/1967
Tóm tắt lịch sử của JerusalemVua David đã chọn Jerusalem làm thủ đô của vương quốc và là trung tâm tôn giáo của người Do Thái vào năm 1003 trước Công nguyên. Khoảng bốn mươi năm sau, con trai của ông Solomon xây dựng đền thờ (trung tâm tôn giáo và quốc gia của người dân Israel) và biến thành phố này thành thủ đô thịnh vượng của một đế chế trải dài từ Euphrates tới Ai Cập.
Vua Nebuchadnezzar của Babylon đã lưu đày người Israel năm 586 trước Công nguyên, chiếm Jerusalem và phá hủy đền thờ. Khoảng 50 năm sau, vua Cyrus của Ba Tư đã cho phép người Do Thái trở về và xây dựng lại thành phố cùng đền thời.
Đến năm 332 TCN Alexander Đại đế đã chinh phục Jerusalem. Sau này khi Seleucid Antiochus IV cai trị Jerusalem đã mạo phạm đến đền thờ và ngăn chặn sự phát triển của Do Thái giáo. Hành động này đã dẫn đến một cuộc nổi dậy của Judah Maccabbee, người đã khôi phục lại đền thờ (164 TCN) và tái lập nền độc lập của người Do Thái dưới triều đại Hasmonean.
Một thế kỷ sau, Pompey đã áp đặt luật pháp La Mã tại Jerusalem. Vua Herod (37-4 TCN) đã thành lập các tổ chức văn hóa tại Jerusalem, dựng lên các công trình công cộng tuyệt vời và cải tạo đền thờ thành một dinh thự lộng lẫy.
Cuộc nổi dậy của người Do Thái chống lại đế chế La Mã đã nổ ra tại năm 66 Công Nguyên, sự cai trị của người La Mã tại Jerusalem sau cái chết của vua Herod càng trở nên ngột ngạt. Năm 70 Công Nguyên, quân đoàn La Mã dưới thời Hoàng đế Titus đã chiếm thành phố và phá hủy Đền Thờ. Sau này nền độc lập của người Do Thái đã được khôi phục một thời gian ngắn trong cuộc khởi nghĩa Bar Kochba (132-135), nhưng một lần nữa những người La Mã chiếm ưu thế. Người Do Thái bị cấm vào thành phố, Jerusalem bị đổi tên thành Aelia Capitolina.
Sau khi Byzantine chinh phục thành phố (năm 313), Jerusalem đã được chuyển đổi thành trung tâm của Kitô giáo dưới thời hoàng đế Constantine, với sự xây dựng của khu nhà thờ Mộ Thánh đầu tiên một trong những cấu trúc vĩ đại lần đầu tiên được xây dựng trong thành phố.
Đội quân Hồi giáo đã xâm chiếm đất nước năm 634, và bốn năm sau Vua Omar chiếm đóng Jerusalem. Đến năm 691, dưới thời cai trị của Abdul Malik, người đã xây dựng Vòm đá thiêng “Dome of the Rock” thì Jerusalem mới trở thành cùng đất của các Vua Hồi.
Đến những năm 1099, sau các cuộc thập tự chinh Jerusalem đã bị chiếm đóng, người dân Do Thái và Hồi giáo bị tàn sát. Giáo đường Do Thái bị phá hủy, những nhà thờ cũ được xây dựng lại và nhiều nhà thờ Hồi giáo đã bị chuyển đổi thành đền thờ Thiên chúa giáo. Sự cai trị của Quân thập tự chinh tại Jerusalem kết thúc vào năm 1187 và thành phố nằm dưới sự kiểm soát của chiến binh Hồi giáo Saladin.
Năm 1247, một lần nữa Jerusalem rơi vào tay người Ai Cập. Đến năm 1517, vùng đất thánh rơi vào tay đế chế Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ. Suleiman Đại đế đã cho xây dựng lại bức tường thành phố (năm 1537). Sau cái chết của ông, chính quyền trung ương tại Constantinople ít quan tâm đến Jerusalem.
Jerusalem một lần nữa phát triển mạnh trong nửa sau của thế kỷ 19. Số người Do Thái trở về vùng đất thánh ngày càng tăng dẫn đến sự quan tâm ngày càng tăng của châu Âu tới vùng Đất Thánh.
Quân đội Anh do Đại tướng Allenby chỉ huy đã chinh phục Jerusalem vào năm 1917. Từ năm 1922 đến 1948, Jerusalem là thủ phủ hành chính của chính quyền Anh trên mảnh đất Israel (Palestine), vốn đã được Liên Hợp Quốc giao cho Vương quốc Anh cai quản.
Bị chia cắt và thống nhất
Sau khi chấm dứt quyền ủy trị của Anh tại vùng đất Israel vào 14/5/1948, cùng với nghị quyết của LHQ vào ngày 29/11/1947, Israel tuyên bố độc lập, với Jerusalem là thủ đô. Ả Rập phản đối và phát động một cuộc tấn công toàn lực vào quốc gia mới thành lập dẫn đến cuộc Chiến tranh giành độc lập 1948-1949. Các hiệp ước đình chiến vào cuối cuộc tranh chia Jerusalem thành hai phần, Jordan chiếm giữ thành phố cũ và các khu vực phía bắc và phía nam, và Israel giữ lại phần phía tây và phía nam của thành phố.
Khi cuộc chiến 6 ngày vào tháng 6/1967, Israel đã đàm phán với Jordan thông qua Liên Hiệp Quốc cũng như Đại sứ quán Mỹ, và làm rõ rằng nếu Jordan không tấn công Israel, Israel cũng sẽ không tấn Jordan. Tuy nhiên, Jordan tấn công phía Tây Jerusalem. Sau cuộc chiến, lực lượng phòng vệ IDF loại bỏ vũ trang của quân đội Jordan tại phía đông Jerusalem phục hồi thành phố cổ. Từ đó dẫn đến việc thống nhất thành phố.
Sau ngày IDF giải phóng thành phố, bức tường chia đôi thành phố đã bị phá bỏ. Ba tuần sau đó, Cơ quan lập pháp Knesset ban hành luật thống nhất thành phố và mở rộng chủ quyền của Israel trên phần phía đông của thành phố.
Việc thống nhất thành phố là một thời điểm vô cùng quan trọng trong lịch sử tôn giáo, mở cửa thành phố Jerusalem cho các tín đồ tôn giáo, cho phép người Do Thái trở về Bức tường than khóc và các vùng đất thiêng liêng khác của thánh địa, và cho phép các tín đồ Hồi giáo và Thiên chúa giáo của Israel đến thăm những những nơi linh thiêng ở miền đông Jerusalem. Nơi đã bị cấm vào từ năm 1948.
Một năm sau, năm 1968, chính phủ Israel đã quyết định đánh dấu sự giải phóng và thống nhất Jerusalem - 28 Iyar theo âm lịch của người Do Thái - sẽ là ngày lễ quốc gia ở Israel. Vào ngày lễ Jerusalem người Israel sẽ ăn mừng sự thống nhất của thành phố và sự kết nối của người Do Thái với Jerusalem trong suốt chiều dài lịch sử.